Apr 11, 2013

HÃY DỪNG CHỈ TRÍCH VỀ SAI LẦM

Đọc dòng nhật ký của cuộc đời cựu người mẫu đăng trên báo Vietnamnet.vn sáng nay, mình thấy buồn và sợ đến lạ. Cô ấy xinh đẹp, giỏi giang và hạnh phúc. Dường như tạo hóa đã cho cô tất cả mọi điều tốt đẹp từ lúc bé tới giờ. Ấy vậy chỉ thoáng chốc hạnh phúc và thành công bỗng nhiên tan biến, chỉ để lại số sợ lên tới 3 tỷ đồng từ người chồng. Cô ấy phải sống trong niềm đau vô cực sau nỗi mất mát quá lớn từ cái chết của chồng và ngày tháng cô đơn trong song sắt…

Xã hôi này không thiếu những tiểu thư và hoàng tử sống sung sướng từ nhỏ. Và liệu cuộc sống tuyệt đẹp của họ sẽ kéo dài được bao lâu khi gặp phải món nợ vật chất lớn như cô người mẫu trên??? Nhìn lại mình cũng thoảng sợ. Tuy nhiên mình may mắn hơn khi không sinh ra ở gia đình giàu và tự nhiên hạnh phúc như bây giờ. Cũng không nhất nhiết phải kể về nỗi khổ hay thuật lại những đau thương, mất mát -mình thường goi là “ khoảng thời gian đen tối lịch sử”. Tại sao ? Vì ai cũng có điều đó. Ai cũng đã từng trải qua ít nhất 1 lần đen tối trong cuộc sống. 

Mình của hôm nay trưởng thành và mạnh mẽ hơn hôm qua, mình học hỏi nhiều hơn mỗi ngày. Không cho phép hài lòng với những gì mình đạt dược, luôn đặt mình vào bệ phóng “reach to the dream” để phóng người xa hơn, cao hơn chính mình của hôm qua. Gia đình mình cũng không tự nhiên mà hạnh phúc như bây giờ. Tự tin và tự hào khi thấy được kết quả mà mình đã gieo mầm từ rất lâu rồi ấy.

Mình nghĩ về cuộc đời con người như cây thánh giá rất lớn, to, cao và nặng, chúng ta phải vác trên lưng đi suốt cuộc đời. Một số người “lanh lợi” tự cho là sáng kiến khi “cắt bỏ môt phần cái cây ấy để vác đi cho nhẹ”, họ bỗng nhanh nhẹn , đi xa và nhanh hơn về phía trước so với những con ngưởi còn lại. Niềm vui và quãng đường phía trước họ bỗng dừng lại đột ngột khi gặp vực núi thật lớn, sâu và rộng. Một số đành dừng bước ở đó, một số khác nảy ra sáng kiến là nhảy qua hẻm núi, tuy nhiên núi cao, vực sâu- con người bỗng nhỏ bé ắt bị tự nhiên vùi xuống. Trong khi đó những con người đi phía sau bước lên, ung dung đặt cây thánh giá to và nặng nề xuống khe vực tạo thành chiếc cầu và đi qua dễ dàng. Cây thánh giá như những thất bại và gánh nặng ta mang theo. Liệu người Việt Nam đã suy nghĩ đúng về thứ “vàng mười” trong thất bại chưa? Liệu thế hệ Việt Nam sau này sẽ tự tin mà vượt qua vực núi hay không khi nhà trường cứ rao giảng mãi các bài học thành công mà quên đi hoặc đôi lúc phạt học sinh vì những sai lầm cơ bản. Lại còn dùng bạo lực khi trẻ làm sai, quên học bài, hay không chịu thích những gì cha mẹ áp đặt.

Người dân Việt Nam được cho là đao to búa lớn quá cỡ khi chỉ trích vào sai sót hoặc thất bại của người khác. Ví như sự kiện dư luận ném đá bé Đỗ Nhật Nam vì clip 1 năm trước khi cho rằng bé can tội “dám khác người vì tự tin vào kiêu hãnh vì những gì mình làm được”. Nếu đã chỉ trích gay gắt đến vậy, chi bằng chúng ta nên tán thưởng bé vì những thành tích đến người lớn cũng phải ngã mũ thán phục hoặc nhẹ nhàng giúp bé hiểu rõ cái lợi của đức khiêm tốn. Giúp bé nhận ra bài học từ sai sót bao giờ cũng đáng quý hơn việc “ném đá” vào chiếc bình thủy tinh trong sáng ấy. Việt Nam cần nhiều lắm sự hào phóng cho những bài học về thất bại.

No comments:

Post a Comment